Xe đạp trẻ em, xe thăng bằng, xe trượt scooter chọn xe nào cho bé ?
Khi trẻ bước vào giai đoạn từ 18 tháng trở đi, nhu cầu vận động của trẻ phát triển hơn hẳn với với trước. Lúc này, việc đầu tư cho trẻ những chiếc xe để vui chơi, đi lại là vô cùng cần thiết bởi nó giúp trẻ tăng cường vận động, rèn luyện thể chất, giải phóng năng lượng cực kỳ tốt từ đó kích thích phát triển thể chất và thúc đẩy quá trình trao đổi chất tốt hơn.
Tuy nhiên, có rất nhiều bậc cha mẹ thấy lúng túng trong việc chọn xe cho bé bởi hiện nay thị trường có quá nhiều loại xe như xe trượt, xe thăng bằng, xe đạp 3 bánh và xe đạp 2 bánh,…
Và để dễ dàng hơn trong việc lựa chọn xe phù hợp với trẻ theo từng giai đoạn, MB Mart sẽ giúp Ba Mẹ có cái nhìn tổng quan nhất về những dòng xe này để lựa chọn xe cho bé một cách dễ dàng và hợp lý nhất nhé !

I. Giới thiệu chung
1. Vai trò của các các phương tiện di chuyển đối với trẻ:
Đối với trẻ em, các phương tiện di chuyển như xe trượt, xe chòi chân, xe thăng bằng, xe đạp,… có một vai trò vô cùng quan trọng góp phần thúc đẩy và phát triển thể chất của trẻ. Trong đó:
- Rèn luyện, phát triển kỹ năng vận động thô
Thông qua việc đẩy xe, đạp xe, giữ thăng bằng sẽ giúp phát triển cơ bắp chân, tay, vai,... đồng thời thông qua việc phối kết hợp giữa mắt nhìn, tay chân di chuyển điều hướng xe sẽ giúp bé hoàn thiện kỹ năng vận động tổng thể rất tốt.
- Tăng khả năng phản xạ, giữ thăng bằng cho trẻ
Việc di chuyển những chiếc xe đòi hỏi bé phải học cách quan sát, phản xạ nhanh chóng với những tình huống gặp chướng ngại vật và rèn luyện khả năng giữ thăng bằng, từ đó giúp trẻ có phản xạ tốt hơn, và nhanh hơn.
- Kích thích trẻ vận động thể chất thường xuyên một cách tự nhiên
Nếu như bình thường bảo trẻ tự vận động, thể dục để rèn luyện sức khỏe không dễ dàng thì việc có một chiếc xe bé sẽ tự vui chơi vận động mà không cần phải ai bắt buộc. Từ đó, tạo thói quen vận động tốt cho bé mỗi ngày đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng béo phì, thừa cân đang phổ biến ở trẻ hiện nay.
- Giúp trẻ phát triển tính tự lập, tự tin hơn trong giao tiếp xã hội
Việc có thể tự mình điều khiển di chuyển một chiếc xe hay tự mình có thể đi học bằng xe đạp sẽ khiến trẻ luôn cảm thấy tự hào và thích thú. Từ đó, trẻ sẽ dần dần tự lập hơn trong mọi công việc.
Ngoài ra, khi được vui chơi với các bạn cùng đi lại trên những chiếc xe hay tham gia những cuộc đua xe cùng bạn bè trẻ sẽ học được cách giao tiếp, cùng chia sẻ, tuân thủ luật chơi để có thể hòa nhập với các bạn, những kỹ năng xã hội vô cùng cần thiết giúp trẻ dần tự tin hơn.
2. Tầm quan trọng của việc lựa chọn đúng loại xe cho bé
Lựa chọn một chiếc xe cho bé cũng giống như chọn một món đồ chơi cho bé cần chọn đúng theo độ tuổi, thể chất của từng bé để phù hợp với bé và có thể phát triển được tối đa các kỹ năng theo từng giai đoạn. Đặc biệt, nếu chọn đúng loại xe cho cho bé còn giúp đảm bảo an toàn cho trẻ khi di chuyển và giúp bé đi lại dễ dàng nhất.
Thêm một yếu tố nữa cần quan tâm đến khi chọn xe cho bé đó là mục đích sử dụng. Cần phải xác định xem mục đích mua xe cho bé để làm gì ? cho bé vui chơi, vận động hay dùng làm phương tiện đi lại để bé hứng thú nhất với chiếc xe mình có đồng thời tránh lãng phí cho Ba Mẹ.
3. Tại sao cần so sánh xe đạp 2 bánh với xe thăng bằng, xe đạp 3 bánh, xe trượt scooter ?
Đều là những phương tiện di chuyển của bé có nhất thiết phải đem ra so sánh như vậy không chắc chắn là thắc mắc của không ít Ba Mẹ khi đọc tới đây.
Không chỉ cần mà nó rất cần bởi mỗi chiếc xe đưa ra thị trường đều được các nhà sản xuất nghiên cứu rất rõ về mục đích cho bé sử dụng làm gì, giúp trẻ phát triển được gì và dành cho đối tượng hay độ tuổi nào. Do vậy, khi xác định được bé cần một chiếc xe như thế nào ngay từ đầu sẽ giúp trẻ hào hứng và yêu thích hơn với việc vui chơi trên chiếc xe của mình và hơn hết sẽ kích thích trẻ vận động nhiều hơn, hiệu quả hơn.
II. So sánh xe đạp 2 bánh với xe thăng bằng
1. Đặc điểm chung
- Cấu tạo: Về cơ bản những chiếc xe thăng bằng và xe đạp 2 bánh đều được thiết kế giống những chiếc xe đạp truyền thống, chỉ khác là những chiếc xe thăng bằng thì sẽ không có bàn đạp và bé dùng chân để di chuyển đẩy xe đi.
- Độ tuổi phù hợp: Xe thăng bằng thường sẽ phù hợp với trẻ giai đoạn từ 2-8 tuổi còn với xe đạp 2 bánh thì có đủ size cho trẻ từ 2-14 tuổi.

2. Ưu điểm và nhược điểm
2.1. Xe thăng bằng
Ưu Điểm | Nhược điểm | |
Khả năng giữ thăng bằng | Trẻ sẽ tập trung được hoàn toàn vào việc giữ thăng bằng cũng như học cách điều khiển điều hướng xe do đó khi đã thuần thục với những kỹ năng này bé chuyển sang xe đạp 2 bánh rất dễ thậm chí không cần phải dùng tới xe bánh phụ. | - Muốn chuyển qua đi xe đạp sẽ phải thêm thời gian làm quen với bàn đạp để đạp xe. - Đi xe cân bằng không đi được nhiều, đi xa, khó di chuyển ở địa hình dốc bởi sẽ gây mỏi chân. |
Khả năng luyện tập phản xạ và kiểm soát tay lái | - Rèn luyện khả năng phản xạ nhanh tự nhiên như vượt, tránh chướng ngại vật, va chạm, đổi hướng,…đồng thời linh hoạt sử dụng phanh chân khi cần thiết. - Cải thiện khả năng phản xạ điều hướng tay lái đảm bảo nhuần nhuyễn việc kết hợp di chuyển chân, điều hướng tay lái, giữ thăng bằng cho xe. - Phối kết hợp toàn bộ cơ thể từ mắt, tay, chân, cơ thể giúp trẻ phát triển toàn diện kỹ năng vận động. | - Khó kiểm soát tốc độ với những trẻ táo bạo nhất là ở những mặt đường trơn, dễ mất kiểm soát tay lái. - Với những trẻ dưới 2 tuổi nếu chưa có khả năng quan sát tốt dễ va chạm hoặc không giữ được thăng bằng.
|
Độ an toàn | - Tốc độ vừa phải, do trẻ tự điều chỉnh di chuyển nên dễ kiểm soát - Yên xe thiết kế thấp, chân luôn chạm đất nên dễ dừng lại khi mất thăng bằng. - Hình thành thói quen tự phòng vệ tốt thông qua việc tự quan sát khi di chuyển, tự phanh chân, tự điều chỉnh tốc độ, tự điều khiển xe và giữ thăng bằng. - Dễ đi hơn so với xe đạp với những trẻ dưới 2 tuổi. | - Khó khăn khi xuống dốc vì chỉ dùng chân để đi và phanh xe. - Dễ chủ quan không quan sát để ý xung quanh do luôn thấy chân chạm đất. - Nhiều phụ huynh chủ quan không trang bị mũ bảo hiểm cho trẻ do thấy thiết kế xe đơn giản, tốc độ thấp. |
Mức giá | Từ 800.000đ - 6.500.000đ |
2.2. Xe đạp 2 bánh
Ưu Điểm | Nhược điểm | |
Khả năng giữ thăng bằng | - Xe có cả loại bánh phụ và không bánh phụ, do đó với những bé mới tập đi xe có thể lựa chọn xe có bánh phụ đi sẽ không lo bị ngã, thoải mái tạp đạp xe ngay cả khi chưa biết cách giữ thăng bằng. - Đi xe đạp trẻ sẽ được luyện tập động tác đạp từ sớm, giúp tăng cường các cơ, bắp chân. | - Cần phải học thêm kỹ năng đạp xe nên sẽ mất thêm thời gian. - Những bé mới đi hay đang tập thì gặp địa hình dốc hay di chuyển xa cũng sẽ là vấn đề. |
Khả năng luyện tập phản xạ và kiểm soát tay lái | - Phát triển khả năng phản xạ linh hoạt đa giác quan từ điều chỉnh tay lái, giữ thăng bằng và dùng mắt quan sát xung quanh. - Đòi hỏi kỹ năng kiểm soát và điều chỉnh linh hoạt tay lái hơn so với xe thăng bằng đặc biệt ở những đoạn đường hẹp hay vào cua. - Phản xạ tốt với đi xe đạp 2 bánh sẽ là tiền đề để trẻ dễ dàng chuyển sang đi những chiếc xe đạp lớn hơn hay xe đạp điện, xe máy trong tương lai. | - Đòi hỏi trẻ có kỹ năng thăng bằng tốt nên nếu trẻ chưa biết giữ thăng bằng hay kỹ năng còn yếu thì việc vừa điều hướng tay lái vừa giữ thăng bằng một lúc sẽ gây khó khăn, dễ nản. - Dễ mất kiểm soát khi mất thăng bằng nếu gặp tình huống bất ngờ. - Tốc độ cao yêu cầu phản xạ nhanh, nếu kỹ năng chưa tốt dễ bị ngã. |
Độ an toàn | - Xe đạp 2 bánh hầu hết đều được trang bị phanh ở cả phía trước và phía sau nên khi cần dừng xe trẻ sẽ dễ dàng chủ động được, đây là điểm ưu thế hơn so với những dòng xe thăng bằng. - Kết cấu xe chắc chắn, ổn định không quá nặng cũng không quá nhẹ nên rất dễ kiểm soát và điều khiển. - Một số phụ kiện như chuông, chắn xích, phản quang,… trang bị cho xe đạp cũng góp phần làm tăng thêm độ an toàn cho trẻ khi di chuyển ngoài đường. | - Nguy cơ trẻ bị ngã cao nếu bé chưa từng dùng xe thăng bằng (trừ khi trẻ lựa chọn xe có trang bị thêm bánh phụ) - Dễ gặp tình trạng mất kiểm soát do chân đạp nhanh hơn khả năng phản xạ, khi phanh không kịp dễ bị ngã hoặc va chạm. - Phanh không nhạy hoặc chưa biết dùng phanh thành thạo dễ gặp khó khăn nhất là khi di chuyển nhanh, đi xuống dốc. |
Mức giá | Từ 800.000đ - 3.000.000đ |
2.3. Khi nào nên chọn xe đạp 2 bánh, khi nào nên chọn xe thăng bằng ?
- Xe đạp 2 bánh cho bé
Thông thường với trẻ từ 4 tuổi trở lên sẽ thích hợp sử dụng xe đạp 2 bánh và nên ưu tiên lựa chọn cho những bé đã từng đi xe thăng bằng hoặc đã có thể giữ thăng bằng liên tục mà không phải chống chân xuống đất quá nhiều.
Hoặc với những trẻ cần mua xe mục đi di chuyển, đi học hay trẻ không hào hứng với những chiếc xe thăng bằng thì đầu tư xe đạp 2 bánh l;à lựa chọn hợp lý.
- Xe thăng bằng
Với những trẻ nhỏ từ 18 tháng - 5 tuổi đi xe thăng bằng là lựa chọn phù hợp bởi xe đây là giai đoạn trẻ phát triển khả năng giữ thăng bằng tốt nhất.
Với những trẻ còn yếu, giữ thăng bằng kém hay sợ ngã, thiếu tự tin thì việc được chống chân trực tiếp xuống đất sẽ giúp trẻ cảm thấy yên tâm và tự tin hơn, từ đó dễ dàng tập luyện hơn.
III. So sánh xe đạp 2 bánh với xe đạp 3 bánh
1. Đặc điểm chung
1.1. Cấu trúc xe
- Về cơ bản, cả 2 đều là xe đạp có bàn đạp tuy nhiên xe 3 bánh có kích thước nhỏ hơn gần như là một chiếc xe cho bé vui chơi.
- Thiết kế bàn đạp của 2 dòng xe khác nhau. Với xe đạp 2 bánh thì bàn đạp ở chính giữa xe và xe di chuyển được thông qua việc truyền động lực từ bàn đạp qua xích kéo bánh sau di chuyển. Còn với xe 3 bánh thông thường bàn đạp sẽ được bố trí ở phần bánh trước của xe, xe không có xích và di chuyển được nhờ lực đẩy từ bàn đạp vào bánh trước và kéo xe di chuyển.
- Xe đạp 2 bánh có 2 loại xe 2 bánh và xe 2 bánh (có bánh phụ) còn xe đạp 3 bánh thì có thể có 1 bánh trước, 2 bánh sau hoặc 1 bánh to phía trước, 1 bánh to phía sau và 2 bánh phụ nhỏ phía sau.
- Xe đạp 3 bánh không có phanh xe còn xe đạp 2 bánh thì đều có phanh xe.

- Khả năng giữ thăng bằng:
Nếu như để đi được xe đạp 2 bánh trẻ cần tập luyện khả năng giữ thăng bằng mới đi được xe thì với những chiếc xe đạp 3 bánh bé chỉ cần ngồi lên xe và làm quen với bàn đạp là di chuyển được, không lo bị ngã.
2. Ưu nhược điểm của xe đạp 2 bánh và xe đạp 3 bánh
2.1. Về độ an toàn
Xe đạp 3 bánh sẽ an toàn hơn so với xe đạp 2 bánh bởi xe được thiết kế tối thiểu 3 bánh nên giữ cân bằng tốt, bé ngồi lên xe không lo bị ngã do đó đây là dòng xe rất thích hợp với những trẻ từ 18 tháng tuổi
Còn với xe đạp 2 bánh bé mới đi sẽ gặp khó khăn hơn bởi xe chỉ có 2 bánh nên nếu đi được xe bé phải học cách giữ thăng bằng trước, nếu bé chưa biết giữ thăng bằng thì dễ bị ngã, do vậy đây là chiếc xe phù hợp với những trẻ lớn từ 4 tuổi trở lên.
2.2. Khả năng phát triển vận động và sự linh hoạt
Cả 2 dòng xe đều giúp trẻ tăng khả năng vận động cơ và rèn luyện khả năng phối kết hợp linh hoạt từ mắt - tay - chân - cơ thể cực kỳ tốt. Tuy nhiên, với dòng xe đạp 3 bánh thiết kế nhỏ gọn, lực đạp yếu hơn so với xe 2 bánh nên chỉ thích hợp để cho trẻ nhỏ vận động nhẹ nhàng hay rèn luyện khả năng đạp xe trước khi chuyển qua những chiếc xe thăng bằng hay xe đạp 2 bánh.
2.3. Trọng lượng và độ cồng kềnh
- Xe đạp 3 bánh thiết kế nhỏ gọn và hầu hết làm bằng nhựa nên thích hợp để đi lại trong nhà, di chuyển nhẹ nhàng. Xe nhẹ hơn rất nhiều xe đạp 2 bánh nên có thể mang vác di chuyển dễ dàng.
- Xe đạp 2 bánh là dòng xe chuyên dụng để đi lại nên khung xe làm bằng hợp kim rất chắc khỏe, xe có kích thước lớn hơn nhiều so với xe 3 bánh nên muốn mang đi di chuyển xa cần phải có xe ô tô cốp rộng rãi.
2.4. Tính lâu dài khi sử dụng
So với xe đạp 2 bánh thì dòng xe đạp 3 bánh có độ bền thấp hơn, xe thiết kế chủ yếu cho bé tập làm quen với xe đạp là chính. Còn xe 2 bánh chuyên sử dụng cho trẻ đi lại nên được làm rất chắc chắn có thể sử dụng lâu dài.
3. Khi nào nên lựa chọn xe 2 bánh thay vì xe đạp 3 bánh ?
- Khi trẻ cần luyện tập kỹ năng giữ thăng bằng nên lựa chọn xe 2 bánh bởi xe 3 bánh đã thiết kế cân bằng nên trẻ không tập luyện được khả năng giữ thăng bằng khi đi xe này. Tuy nhiên, tốt nhất để luyện giữ thăng bằng nên cho trẻ bắt đầu bằng xe thăng bằng trước rồi chuyển sang xe đạp 2 bánh.
- Trẻ đã có khả năng phối hợp tay - mắt - chân linh hoạt bởi đi xe đạp 2 bánh là phải vừa giữ thăng bằng, vừa quan sát, vừa điều khiển tay lái nhịp nhàng.
- Từ 4-6 tuổi trở lên, bé đạt chiều cao và thể lực tiêu chuẩn thì những chiếc xe đạp 2 bánh sẽ hấp dẫn hơn và thích hơn, còn những chiếc xe 3 bánh thì không có nhiều thứ để cho trẻ khám phá ở giai đoạn này.
IV. So sánh xe đạp 2 bánh với xe trượt
1. Đặc điểm chung
1.1. Kiểu di chuyển
Nếu như để di chuyển được những chiếc xe đạp 2 bánh cần sử dụng chân để đạp vào bàn đạp của xe thì đi xe Scooter lại khác hẳn bởi trẻ phải dùng trực tiếp chân 1 chân để đẩy xe đi về phía trước.
Đi xe đạp 2 bánh thích hợp ở những khoảng không gian rộng còn với xe trượt có thể đi được ở cả những đường hẹp, nhỏ và thích hợp để di chuyển trên những cung đương thẳng.

1.2. Tư thế điều khiển và cách sử dụng
- Để đi được xe đạp, bé sẽ ngồi trực tiếp lên yên xe, dùng chân để lên bàn đạp để đạp, xe sẽ di chuyển nhanh hay chậm tùy thuộc vào tốc độ đạp của trẻ. Muốn điều chỉnh hướng đi bé điều hướng tay lái theo và sẽ sử dụng phanh xe ở tay khi muốn dừng, đi chậm hay gặp chướng ngại vật.
- Với xe trượt Scooter, tư thế của trẻ sẽ là đứng chứ không phải ngồi như đi xe đạp. Và sẽ sử dụng 1 chân đặt lên bề mặt xe trượt, 1 chân đẩy xe di chuyển về phía trước, muốn đi nhanh chân đẩy phải thao tác liên tục. Khi xe đạt tới tốc độ phù hợp bé có thể cho cả 2 chân lên ván trượt rồi điều khiển tay lái theo hướng mong muốn, nếu thấy xe sắp dừng hoặc giảm tốc độ lại tiếp tục đưa 1 chân xuống đẩy xe di chuyển.
Khi đang đi trên xe cần dừng lại, trẻ chỉ cần đưa một chân ra phía sau đạp vào phần phanh bố trí ở trên của bánh xe sau là được.
2. Ưu và nhược điểm
| Xe đạp 2 bánh | Xe trượt scooter |
Độ linh hoạt | Kích thước lớn, chiếm nhiều diện tích hơn và hầu hết không gấp gọn được xe nên khó mang vác, chỉ dắt được xe. Muốn di chuyển xa cần phải có xe ô tô riêng cốp to hoặc tháo rời xe. | Kích thước nhỏ gọn, chiếm ít diện tích, hầu hết có thể gấp gọn dễ dàng nên rất tiện cho việc cất giữ và mang đi đâu cũng được. |
Độ khó khi mới sử dụng | Khó hơn đi xe trượt bởi điều khiển xe phức tạp hơn, cần giữ được thăng bằng | Dễ hơn nhưng cũng vẫn có thể bị mất cân bằng khi di chuyển bằng 1 chân. |
Phù hợp với không gian | Đi xe đạp cần một không gian rộng, chật hẹp sẽ khó di chuyển, khó quay đầu xe. | Đi được trong mọi không gian, rộng, hẹp thậm chí ngõ nhỏ, vỉa hè, hành lang nhưng không thích hợp đi ở những mặt đường gồ ghề. |
Tốc độ, tính cơ động | Tốc độ nhanh hơn xe trượt nhưng tăng tốc sẽ mất thời gian hơn so với xe trượt. Phanh tay nên dừng sẽ lâu hơn. Thích hợp dùng để đi đường dài, đi xa | Điều khiển bằng chân đơn giản, dừng lại dễ dàng. Thích hợp cho khoảng cách ngắn, di chuyển liên tục |
Độ tuổi phù hợp | Từ 4 tuổi trở lên | Từ 3 tuổi trở lên |
Mức giá | Từ 890.000đ - 3.000.000đ | Từ 370.000đ - 900.000đ |
3. Khi nào nên ưu tiên xe đạp 2 bánh thay vì xe Scooter ?
Muốn trẻ phát triển vận động toàn diện phối kết hợp giữa mắt - tay - chân - cơ thể, trẻ đã có một quá trình sử dụng xe thăng bằng thành thạo hay trẻ từ giai đoạn 4-6 tuổi trở lên muốn thử sức với xe đạp thì xe đạp 2 bánh là lựa chọn số 1.
Còn với trẻ nhỏ tập làm quen với vận động hoặc nhà chỉ có không gian nhỏ, hẹp muốn vui chơi vận động thì nên lựa chọn những chiếc xe trượt Scooter cho bé.
V. Tổng kết
Tóm lại, với những so sánh ở trên cho thấy được những ưu nhược điểm riêng của từng loại xe và tựu chung lại tất cả đều là dòng xe giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động thô, rèn luyện sức khỏe. Trong đó:
- Xe đạp 2 bánh
Giúp trẻ phát triển toàn diện các kỹ năng giữ thăng bằng - điều khiển linh hoạt tay lái - mắt quan sát và cơ thể. Và để đi được xe đạp đòi hỏi trẻ có nhiều kỹ năng nhất so với các dòng xe còn lại do đó tập đi xe sẽ khó hơn so với các dòng xe còn lại. Xe 2 bánh thích hợp sử dụng cho trẻ từ 4-6 tuổi trở lên.
Tuy nhiên, nếu bé thích đi xe đạp mà chưa giữ thăng bằng tốt thì lựa chọn tốt nhất là những chiếc xe đạp 2 bánh có trang bị thêm bánh phụ để trẻ có thể làm quen với việc giữ thăng bằng trước và sẽ không bị sợ mất thăng bằng làm đổ xe hay ngã.

- Xe thăng bằng
Hỗ trợ rất tốt cho bé trong việc giữ thăng bằng, thao tác đi lại di chuyển dễ dàng, linh hoạt. Phù hợp với trẻ từ 2 tuổi.
- Xe đạp 3 bánh: không đòi hỏi trẻ tập giữ thăng bằng, đây là chiếc xe để bé vui chơi và bước đầu làm quen với xe đạp. Xe dùng được cho trẻ từ 2 tuổi.
- Xe trượt scooter
Là chiếc xe vui chơi giải trí, tăng khả năng vận động thể chất, rèn luyện độ nhanh nhạy. Xe phù hợp với trẻ từ 3 tuổi.
Bên cạnh đó, để lựa chọn được một chiếc xe phù hợp với trẻ ba mẹ cần căn cứ thêm vào các tiêu chí, mục tiêu muốn trẻ phát triển là gì, không gian gia đình phù hợp với xe nào và điều kiện kinh tế ra sao để cân đối lựa chọn được một chiếc xe ưng ý nhất cho trẻ nhé !