Cách tập cho bé ngồi bô đúng cách giúp mẹ nhàn hơn mỗi ngày

Loan Nguyễn Tác giả Loan Nguyễn 18/11/2023 12 phút đọc

Cho bé ngồi bô để tự vệ sinh giúp tạo thói quen tốt, nhưng không phải ai cũng biết cách tập cho bé ngồi bô, tính tự giác cho bé trong việc vệ sinh cũng như giúp mẹ giảm được nhiều thời gian hơn trong việc lau dọn chăn chiếu, nhà cửa mỗi khi bé vệ sinh ra nhà đồng thời tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho mẹ trong việc mua sắm các loại tã bỉm cho bé mỗi ngày. Ngoài ra, việc trẻ làm quen với việc sử dụng bô sẽ ngăn ngừa được tối đa nguy cơ bị hăm da thường gặp ở trẻ.

Tuy nhiên, có rất nhiều mẹ không biết có nên tập cho con ngồi bô hay không và nếu có cho bé tập ngồi bô thì làm thế nào để trẻ dễ dàng làm quen với việc sử dụng bô mà không cảm thấy khó chịu hoặc thậm chí không hợp tác với việc sử dụng bô ? Và việc cho bé ngồi bô có thực sự dễ dàng hay không thì hãy cùng MB Mart tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé !

Phương pháp dạy bé ngồi bô đúng cách giúp mẹ nhàn hơn mỗi ngày
Cách tập cho bé ngồi bô đúng cách

1. Tại sao nên luyện cho bé ngồi bô ?

- Rèn luyện cho trẻ tính tự giác cũng như việc phải tự chịu trách nhiệm trong việc vệ sinh cá nhân của mình, từ đó dần dần bé sẽ hình thành thói quen tự đi vệ sinh ở bất cứ nơi đâu kể cả khi không phải ở nhà mình.

- Giúp trẻ tự giải quyết nhu cầu vệ sinh khi có nhu cầu chứ không phải bị ép hay bị phụ thuộc vào việc "xi" của người lớn.

- Tiết kiệm thời gian cho mẹ trong việc giặt giũ quần áo, chăn chiếu, lau dọn nhà cửa mỗi khi bé tè ra ngoài.

- Giảm chi phí cho mẹ trong việc sắm sửa các loại bỉm cho bé sử dụng hằng ngày.

2. Dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng để tập ngồi bô 

Thời điểm cho bé tập ngồi bô thông thường phù hợp nhất khi trẻ được 18 tháng tuổi, tuy nhiên không phải bé nào ở độ tuổi này cũng có thể làm quen với việc sử dụng bô vệ sinh. Do đó, mẹ hãy quan sát xem bé đã có đủ những dấu hiệu dưới đây chưa thì mới nên cho bé tập vệ sinh bằng bô nhé.

- Bé đã có thể tự đi và chạy vững chắc

Khi trẻ đã có thể kiểm soát được những hành động đi lại, chạy nhảy của mình chứng tỏ  bé đã có khả năng độc lập trong mọi vận động của mình. Và đây là kỹ năng rất cần thiết để trẻ có thể tự ngồi bô vệ sinh.

- Bé đã có thể ngồi im trong khoảng thời gian từ 2-5 phút

Thông thường bé đi vệ sinh sẽ mất khoảng từ 2-5 phút để có thể vệ sinh xong vì vậy việc bẽ có thể tự ngồi im được sẽ rất quan trọng để trẻ kiểm soát được việc vệ sinh của mình.

- Trẻ tè ít hơn và tã bỉm mặc có thể khô ráo ít nhất từ 2 tiếng

Việc trẻ tè ít hơn so với trước và thời gian vệ sinh mỗi lần cách nhau xa hơn là biểu hiện của việc bé đã sẵn sàng cho việc ngồi bô để vệ sinh rồi mẹ nhé.

- Bé đã biết báo hiệu cho mẹ mỗi khi cần đi vệ sinh

Đây là dấu hiệu biểu hiện cho việc trẻ đã có thể chủ động kiểm soát được nhu cầu vệ sinh của mình nên rất dễ dàng khi cho trẻ ngồi bô vệ sinh.

- Bé có thể thao tác kéo quần và tụt quần khi cần

Việc bé chủ động được thao tác kéo và tụt quần là một việc rất cần thiết khi trẻ vệ sinh bằng bô để chất thải không bị dính vào quần, vì vậy đây là một kỹ năng hết sức quan trọng mà bé cần phải biết trước khi học cách ngồi bô vệ sinh.

- Trẻ sợ phải mang bỉm, tã mỗi ngày

Khi bé không thích thú với việc mặc bỉm nữa, ba mẹ có thể giải thích cho bé về việc vệ sinh bằng bô sẽ giúp bé không phải mang bỉm hằng ngày nữa, bé sẽ dễ chịu hơn, không bị nóng bức mà lại luôn thấy khô ráo, thoáng mát. Chắc hẳn sẽ có không ít bé đồng ý với việc lựa chọn những chiếc bô để vệ sinh.

- Trẻ có thể làm theo sự chỉ dẫn của người lớn

Trẻ làm theo được chỉ dẫn của người lớn như cất đồ chơi vào làn đựng đồ, cho rác vào thùng, cất giày vào tủ, để đồ đúng chỗ,.. thì chứng tỏ bé đã hiểu được người lớn nói gì và có thể làm theo, vì vậy lúc này bé rất dễ làm theo hướng dẫn của ba mẹ trong việc ngồi bô vệ sinh.

- Trẻ thích thú với việc ngồi bô

Khi bé tò mò và thấy thích những chiếc bô chứng tỏ bé sẽ rất dễ dàng hợp tác với việc được sử dụng bô mỗi ngày. Điều này là vô cùng cần thiết để mang lại sự thích thú cho bé trong việc vệ sinh hằng ngày.

Hướng dẫn cho trẻ tập ngồi bô đúng cách

Trên thị trường hiện nay có 2 loại dụng cụ để bé vệ sinh đó là bô trẻ em dạng ghế ngồi và bệ ngồi bồn cầu. Trong đó :

Bô trẻ em

- Bô được thiết kế dạng ghế ngồi với nhiều kiểu dáng khác nhau và có loại có ghế tựa có loại không và cũng có những chiếc bô thì có thêm cả phần tay vịn phía trước để bé bám vào rất chắc chắn. Thậm chí, có những thương hiệu còn sản xuất cả những chiếc bô có nhạc để bé thấy thích thú hơn với việc vệ sinh bằng bô. Vì vậy, có rất nhiều lựa chọn cho các bé. 

- Để bé vệ sinh trên những chiếc bô này, mẹ chỉ cần yêu cầu bé tụt quần rồi dạy bé tự ngồi vào bô khi thấy có nhu cầu đi vệ sinh rồi đứng ra ngoài tự kéo quần khi xong là được, làm vài lần bé sẽ quen với việc vệ sinh bằng bô này.

Bệ ngồi bồn cầu

- Đây là loại nắp vệ sinh được thiết kế để đặt lên trực tiếp mặt trên của những chiếc bồn cầu cho người lớn với kích cỡ vừa với cơ thể bé, như vậy bé sẽ dễ ngồi hơn và không bị tụt xuống dưới khi đang vệ sinh.

- Sử dụng bệ ngồi bồn cầu cũng là lựa chọn của rất nhiều bậc cha mẹ để rèn luyện cho bé thói quen vệ sinh trong nhà vệ sinh của gia đình. Và để bé dễ dàng làm quen với việc vệ sinh này thì mẹ chỉ cần đưa bé lên bồn cầu ngồi vệ sinh là được, nếu trường hợp bé thấp quá chưa tự lên được thì mẹ hướng dẫn bé đặt ghế phía trước bồn cầu rồi bước lên ghế và ngồi vệ sinh là được.

Ghế ngồi toilet inochiGhế ngồi toilet ChiccoGhế ngồi toilet autoru
 GHẾ NGỒI TOILET INOCHIGHẾ NGỒI TOILET CHICCOGHẾ NGỒI TOILET AUTORU

Với những thông tin hữu ích trên đây, MB Mart hi vọng các mẹ sẽ rèn luyện cho bé thói quen tự vệ sinh bằng bô một cách dễ dàng để bé có những thói quen tốt trong việc vệ sinh hằng ngày của mình !

Loan Nguyễn
Tác giả Loan Nguyễn Quản trị viên

Là một người từng hoạt động trong lĩnh vực Mẹ & Bé với hơn 10 năm kinh nghiệm và mình hiểu rằng việc chăm sóc cho trẻ nhỏ là một điều không hề đơn giản đặc biệt là với những mẹ lần đầu tiên có con nhỏ. Và dĩ nhiên mẹ nào cũng muốn dành những điều tuyệt vời nhất cho con từ những bữa ăn cho tới từng giấc ngủ. Chính vì vậy, hầu hết các mẹ không tiếc tiền để có thể mua sắm cho con những thứ tốt nhất.

Bài viết trước Nước muối sinh lý là gì, công dụng của từng loại nước muối sinh lý cho trẻ nhỏ

Nước muối sinh lý là gì, công dụng của từng loại nước muối sinh lý cho trẻ nhỏ

Bài viết tiếp theo

Gợi ý TOP 10 đồ chơi ngày tết vui nhộn, phù hợp mọi lứa tuổi

Gợi ý TOP 10 đồ chơi ngày tết vui nhộn, phù hợp mọi lứa tuổi
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo

Nhắn Zalo
Gọi ngay
Chat Facebook