08 lưu ý quan trọng trước khi chọn mua xe đạp trẻ em ba mẹ nên biết

Lê Quân Tác giả Lê Quân 27/11/2023 16 phút đọc

Khi mà chất lượng cuộc sống của mỗi gia đình đã được nâng lên, không khó để bắt gặp các bạn nhỏ sử dụng thành thạo điện thoại, máy tính bảng của bố mẹ dù mới chỉ hơn 1 tuổi, nghiêm trọng hơn có những bạn nhỏ phải đi điều trị vì bị mắc chứng nghiện điện thoại. Đặc biệt với các gia đình sống ở khu đô thị lớn, các tòa chung cư cao tầng, nơi mà bé không có không gian chơi.  
Chính vì vậy, nhu cầu của bố mẹ là muốn tìm mua cho con mình những món đồ chơi thiên về vận động thể chất, vừa có thể vui chơi lại vừa có thể nâng cao được thể lực. Với những gia đình sống ở nơi có khoảng không gian đủ rộng, thì xe đạp là lựa chọn lý tưởng cho cả bé trai và bé gái. Nhưng để chọn cho bé một chiếc xe đạp “phù hợp” mang lại đúng lợi ích mà ba mẹ mong muốn lại không dễ dàng gì.

8 lưu ý khi chọn mua xe đạp cho bé

Với kinh nghiệm nhiều năm bán hàng và chăm sóc khách hàng mua xe đạp, mình đưa ra một số lưu ý mà bạn nên xem xét trước khi quyết định mua xe cho bé yêu nhà mình. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

1. Lựa chọn xe có bộ khung chắc khỏe

Dù là bé trai hay bé gái thì quan trọng nhất của xe đạp mà bạn cần chọn đó là độ khỏe, chắc chắn của khung xe. 
Với bé trai bạn có thể chọn một trong số các hãng xe uy tín trên thị trường như xe Stitch, Sport hoặc Aier. 
Với bé gái bạn có thể chọn hãng xe: Stitch, Baolequi, Tieniu. 
Thường mỗi hệ thống bán hàng sẽ phân phối một số thương hiệu riêng, khi mua xe chúng ta nên xem kỹ phần khung xe, các mối hàn của khung xem độ chắc chắn của khung cũng như mối hàn.  
Thường phần khung rất ít khi bị hỏng, trừ 2 trường hợp sau: 
- Thép làm khung quá yếu, khi bé đi gặp va đập mạnh thì khung xe bị biến dạng cong hoặc gập khung. 
Mối hàn không kỹ, không được sơn chống rỉ cẩn thận khi bé đi xe khung không hề bị cong nhưng lại bị bật, bung ở mối hàn.

2. Xe có kích thước phù hợp chiều cao của bé

Tùy thuộc vào độ tuổi của bé mà chúng ta chọn xe đạp có kích thước phù hợp, phù hợp ở đây là khi bé ngồi trên xe, bé có thể dễ dàng chống chân xuống mặt đường để có thể xử lý dễ dàng các tình huống phát sinh khi đi xe. 
Hầu hết các mẫu xe đạp cho bé đều có thể điều chỉnh độ cao của tay lái và yên xe, tuy nhiên để bé dễ dàng đi xe nhất thì bạn cần chọn xe theo đúng kích thước của xe. 
Xe đạp trẻ em được chia ra nhiều kích thước khác nhau theo đường kính bánh xe, từ 12 inch, phổ biến các dòng xe là đến 16 inch, một số loại xe có thêm kích thước 18 inch, 20 inch và 22 inch. 
Dưới đây là bảng hướng dẫn chọn kích thước xe phù hợp với các bé theo từng tuổi và từng độ cao nhất định.

Tuổi béChiều cao béKích thước bánh xe
Tuổi 1 - 2 tuổi70 - 95 cmxe cân bằng
Từ 2 - 4 tuổi95 - 115 cmxe 12 inch
Từ 4 - 6 tuổi105 - 120 cmxe 14 inch
Từ 5 - 7 tuổi115 - 125 cmxe 16 inch
Từ 6 - 8 tuổi120 - 130 cm xe 18 inch
Từ 7 - 9 tuổi125 - 135 cmxe 20 inch
Từ 8 - 13 tuổi130 - 145 cmxe 22 inch

Bạn tham khảo để chọn cho con mình xe có kích thước phù hợp nhất.

3. Màu sắc và kiểu dáng của xe

Màu sắc và kiểu dáng của xe rất quan trọng, bé có thích món đồ mình được tặng thì bé mới chơi lâu với món đồ ấy.

Sau khi chọn được một số thương hiệu xe, bạn nên cho bé xem ảnh xe để bé lựa chọn. Mẫu xe kiểu dáng thể thao, với khung chắc khỏe màu xanh, màu đỏ sẽ là lựa chọn yêu thích của các bé trai. Những xe có màu hồng, tím với khung xe được dán hình đáng yêu được các bé gái yêu thích, đặc biệt một số bạn nhỏ có mong muốn xe phải có ghế ngồi phía sau để chị có thể chở em đi chơi.

4. Hệ thống an toàn của xe

Hệ thống an toàn của xe đạp gồm nhiều yếu tố, tuy nhiên bạn chỉ cần chú ý ba phần chính sau:

hệ thống an toàn của xe đạp cho bé

Phanh xe: tất cả các xe đạp đều có hệ thống phanh trước và phanh sau. Giúp bé có thể dừng xe trong những trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, thông thường nhà bán hàng lại không quá chú ý đến phanh xe. Đa số các nhân viên bán hàng chỉ lắp đúng phanh vào vị trí mà không hề thử xem phanh có hoạt động hiệu quả hay không. Bạn nên kiểm tra và chắc chắn rằng phanh của xe phải không bị sát vào vành xe khi chưa hãm phanh, ngược lại phải dừng được xe khi hãm. Cố gắng giảm lực bóp tối đa để bé có thể sử dụng được phanh. 
Chuông xe: giúp bé cảnh báo khi đi xe. 
Bánh xe: hầu hết xe đạp cho bé sử dụng bánh gồm lốp cao su và săm bơm hơi. Khi nhận xe bạn cần chắc chắn bánh được bơm hơi đầy đủ, săm không bị thủng. Một số khách hàng thường mong muốn nhân viên bán hàng bơm xe cho mình thật căng, tuy nhiên điều này là không nên. Lốp xe của trẻ em không có được độ bám vành như xe người lớn, nếu bơm quá căng săm xe sẽ bị lòi ra ngoài gây hỏng xe.

5. Giá thành của xe

Nhiều khách hàng thường hỏi mình về mẫu xe đạp chỉ khoảng 300 - 600.000đ, vì giá tiền rẻ. Trước kia hệ thống bên mình có bán mẫu xe nhựa chợ lớn, giá tầm khoảng này, nhưng khung xe quá yếu, nên bên mình phát sinh rất nhiều trường hợp bị cong vênh, hỏng xe mà không thể khắc phục. Vì thế về sau bên mình dừng không bán hàng này nữa. 
Với mức chi phí khoảng từ 1 triệu đến 3 triệu là bạn đã có thể mua tặng cho con mình một chiếc xe đạp ưng ý.  
Bạn nên cân nhắc kỹ mức chi phí bỏ ra, không nên chọn những xe quá rẻ, hoặc vì nhân viên bán hàng tư vấn mà mua rồi sau về dùng sẽ có những phát sinh không thể sửa chữa được.

6. Chính sách bảo hành

Các mẫu xe đạp trẻ em phổ biến đang được bán tại thị trường Việt Nam đều được sản xuất tại Trung Quốc, nên không hề có sự hỗ trợ sửa chữa bảo hành từ nhà xuất. Chính sách bảo hành 12 tháng, 6 tháng hoặc không có bảo hành đều do quy định riêng của từng đại lý bán hàng. 
Theo quan điểm của mình thì bảo hành thời gian càng dài càng tốt, tuy nhiên đại lý cần nêu rõ chính sách bảo hành. Bản thân mình đã gặp nhiều trường hợp khách hàng mua hàng được bảo hành 12 tháng, tuy nhiên khi xe gặp sự cố liên hệ đại lý thì lại báo là không nằm trong chính sách bảo hành. 
Chính sách của bên mình là không bảo hành toàn bộ xe đạp cho bé, tuy nhiên bên mình hỗ trợ xử lý mọi vấn đề của khách hàng để bé có xe đi. Khi xe hỏng một số linh kiện gì, ví dụ săm xe, bánh phụ bên mình sẽ liên hệ nhà cung cấp báo giá khách hàng. 
Khách ở Hà Nội bên mình sẽ qua trực tiếp xử lý cho khách hàng, chỉ thu phí linh kiện như giá nhà cung cấp báo. 
Khách ở khu vực khác, bên mình sẽ gửi đồ về và sau đó nếu cần sẽ gọi điện video hướng dẫn khách hàng thay thế. 
    Bạn có thể tham khảo nhiều nơi bán khác nhau, nhưng nên chọn những bên có chính sách bán hàng và chăm sóc khách hàng sau bán rõ ràng, nếu có nhân viên phụ trách nhóm hàng chuyên thì càng tốt, theo kinh nghiệm của mình với những cửa hàng như vậy thì khả năng hài lòng sau bán hàng sẽ cao hơn.

7. Chuẩn bị những phụ kiện cần thiết

Khi đã có một chiếc xe đúng mong muốn của mình, chắc chắn bé chỉ mong được đi xe đạp ngay. Nhưng để đảm bảo an toàn cho bé bạn nên chuẩn bị sẵn một số món đồ bảo vệ bé. 
Mũ bảo hiểm cho bé: chắc chắn rồi, bảo vệ bé khỏi những chấn thương. Thị trường có nhiều mẫu, bạn có thể thoải mái lựa chọn, chỉ cần đáp ứng 2 yếu tố: nhẹ nhàng, thoải mái nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho bé. Nếu bạn chưa chọn được mẫu nào thì có thể tham khảo mẫu: Mũ bảo hiểm trẻ em MumGuard.

mũ bảo hiểm cho bé
Mũ bảo hiểm trẻ em MumGuard (nhiều màu)

Bộ bảo vệ tay chân cho bé: Bộ bảo vệ đầu gối và chân tay cho bé

bộ bảo vệ chân tay
Bộ bảo vệ đầu gối và chân tay cho bé

Bộ bơm tay, công cụ tháo lắp: nếu bạn là người có thể tháo lắp sửa chữa cho bé. Nếu không thì bạn có thể mang ra hiệu xe sửa máy để nhờ xử lý giúp mình.

8. Tập xe cùng bé đúng cách

Khi mới bắt đầu đi xe nên cho bé đi xe có 2 bánh phụ giúp xe giữ thăng bằng, bạn nên điều chỉnh yên xe thấp hơn so với tầm đi của bé, độ cao của yên sao cho khi bé ngồi trên xe có thể dễ dàng chạm chân xuống đường. 
Điều này giúp bé có thể dùng chân đẩy xe đi tạo đà, hoặc tự giữ thăng bằng xe được khi có tình huống cần xử lý gấp, giúp bé cảm thấy an toàn hơn, không sợ đi xe đạp. 
Với mình thì điều này là quan trọng nhất để bé vượt qua được sự sợ hãi và có thể tự mình tập xe đi.  
Những ngày đầu, bạn cũng nên giữ xe giúp con mình chạy theo mỗi bước đạp của bé, như vậy bé sẽ cảm nhận an toàn và vững bước đạp hết vòng của xe.

tập xe cùng bé

Sau khi bé đã làm chủ được xe, có thể đi lại nhanh chậm tùy ý, vòng qua các cung đường vòng thành thục, bạn có thể xem xét cho bé đi tập với việc bỏ 2 bánh phụ của xe đi. Mới đầu cần có người đi cùng bé, giữ thăng bằng xe thay cho hai bánh phụ rồi bỏ dần tay ra.

Chúc bạn có được những thông tin mình đang cần và chọn được cho bé yêu của mình một chiếc xe ưng ý!

Lê Quân
Tác giả Lê Quân Quản trị viên

Sinh ra và lớn lên tại vùng quê được bạn bè hay trêu đùa gọi là “quê con Bò Vàng”, sau khi tốt nghiệp phổ thông mình học Đại học Công Nghiệp Hà Nội với chuyên ngành rất kỹ thuật là Điện tử tự động hóa, nhưng sau khi tốt nghiệp mình lại không làm về kỹ thuật bởi mình đã tìm được điều mình thực sự yêu thích: phục vụ khách hàng, khi thấy được niềm vui của khách mình cảm nhận thấy công việc của mình có ý nghĩa, mang lại giá trị cho cá nhân mình và cho xã hội.

Bài viết trước Có nên cho bé sử dụng xe thăng bằng trước khi đi xe đạp trẻ em?

Có nên cho bé sử dụng xe thăng bằng trước khi đi xe đạp trẻ em?

Bài viết tiếp theo

Gợi ý TOP 10 đồ chơi ngày tết vui nhộn, phù hợp mọi lứa tuổi

Gợi ý TOP 10 đồ chơi ngày tết vui nhộn, phù hợp mọi lứa tuổi
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo

Nhắn Zalo
Gọi ngay
Chat Facebook