Hướng dẫn cách sử dụng túi trữ sữa đúng nhất và an toàn nhất !
Túi trữ sữa mẹ là chắc hẳn là vật dụng không còn xa lạ với bất kỳ bà mẹ bỉm sữa nào trong công cuộc nuôi con bằng sữa mẹ. Sử dụng túi trữ sữa không những là cách để tiết kiệm tối đa diện tích cho tủ lạnh hay tủ đông mà nó còn giúp đảm bảo cho nguồn sữa mẹ luôn được tươi sạch và an toàn cho bé khi sử dụng. Do đó, cũng dễ hiểu tại sao các mẹ lại quan tâm và lựa chọn những chiếc túi trữ sữa này hơn so với những chiếc bình trữ sữa mẹ.
Nhưng cho tới khi chúng tôi nhận được khá nhiều thắc mắc của một số bà mẹ bỉm sữa về cách sử dụng túi trữ sữa thì mới thấy rằng có không ít mẹ không hề biết cách sử dụng túi trữ sữa thậm chí sử dụng sai cách dẫn tới việc làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa trữ trong đó. Chính vì vậy, để các mẹ có thể sử dụng sản phẩm này một cách hiệu quả nhất MB Mart sẽ hướng dẫn các mẹ sử dụng túi trữ sữa đúng nhất và yên tâm hơn trong việc sử dụng tích trữ sữa cho bé nhé !
1. Túi trữ sữa có tái sử dụng được không ?
Có nhiều mẹ khi sử dụng túi trữ sữa nghĩ rằng túi được làm từ chất liệu nhựa cao cấp nên thường tái sử dụng lại để tiết kiệm chi phí tuy nhiên đây là cách làm sai lầm bởi những chiếc túi trữ sữa này chỉ thiết kế để sử dụng 1 lần duy nhất, việc tái sử dụng lại rất khó để đảm bảo việc vệ sinh sạch sẽ các loại vi khuẩn bám vào túi, do đó gây mất an toàn cho trẻ khi bú sữa được trữ trong những chiếc túi sử dụng lại này.
2. Túi trữ sữa mua về có phải tiệt trùng không và có cần vệ sinh túi trữ sữa không ?
Tất cả các loại túi trữ sữa trong quá trình sản xuất đều đã được vệ sinh và tiệt trùng sạch sẽ đảm bảo vô trùng do đó khi mua về mẹ không cần phải thực hiện bất kỳ công việc tiệt trùng nào cho những chiếc túi này mà chỉ cần vệ sinh tay cũng như dụng cụ hút sữa mẹ sạch sẽ trước khi hút rồi cho sữa vào túi và cho luôn vào tủ lạnh hoặc tủ đông sau khi cho sữa vào.
3. Hướng dẫn sử dụng túi trữ sữa
Bước 1 : Vệ sinh sạch sẽ tay, các dụng cụ đựng và vắt sữa mẹ cần được tiệt trùng sạch sẽ để đảm bảo không chứa vi khuẩn.
Bước 2 : Ghi ngày tháng hút sữa lên trên đầu túi để tiện cho việc lấy sữa ra cho bé bú sau này, tránh để hết hạn sử dụng.
Bước 3 : Mở túi trữ sữa ra rồi đổ từ từ sữa mẹ ra rồi cho vào trong túi trữ sữa rồi lấy tay đuổi không khí ở phần không có sữa ra ngoài và gắn chặt khóa zip của túi cho kín và đem xếp đứng vào tủ đá hoặc tủ đông.
Lưu ý :
- Sữa đem trữ trong tủ đá và tủ đông nên để riêng 1 ngăn và không để chung với các loại thực phẩm khác để tránh vi khuẩn từ thực phẩm tấn công vào sữa đang trữ đông.
- Nếu mẹ hút sữa ra được ít chưa đủ đầy vào túi trữ sữa thì cũng chỉ nên gom sữa vắt ra trong 1 ngày rồi cho lên tủ đá/đông ngay, không nên để qua ngày hôm sau gom sữa tiếp vì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sữa.
- Để bé có thể sử dụng được sữa trữ đông thì mẹ nên cho sữa xuống ngăn mát từ tối hôm trước và sử dụng cho ngày hôm sau. Nếu muốn nhanh thì mang túi sữa ngâm vào nước ấm. Khi sữa đã tan hết thì đổ vào bình sữa rồi mang đi hâm nóng bằng máy hâm sữa. Nếu thấy sữa bị tách chất béo lên trên mẹ hãy lắc đều sữa trước khi hâm nóng.
Và tốt nhất mẹ nên chia lượng sữa vào trong mỗi túi trữ sữa bằng lượng bé có thể bú được trong 1 cữ sữa để bé bú trong 1 lần là hết vừa tiện cho mẹ trong việc lấy sữa cho bé uống lại vừa đảm bảo dinh dưỡng cho sữa.
- Sữa mẹ vắt ra nếu để ở ngoài nhiệt độ thường tối đa 25 độ C có thể để được tối đa 4 giờ, ở ngăn lạnh tầm 4 độ C là 4 ngày còn trữ ở ngăn đông dưới 18 độ C là 6 tháng.