Tầm quan trọng của việc cho bé bú bình đúng cách mẹ nên biết

Loan Nguyễn Tác giả Loan Nguyễn 18/11/2023 9 phút đọc

Với những bà mẹ trẻ việc có con lần đầu không tránh khỏi những bỡ ngỡ hay thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc cho trẻ, trong đó việc cho trẻ bú bình sữa tưởng chừng là công việc đơn giản dễ làm nhưng không phải bà mẹ nào cũng thực hiện đúng cách do đó rất dễ gây những mối nguy hại tới trẻ. Để giúp cho các mẹ hiểu hơn về tầm quan trọng của việc cho bé bú bình đúng cách MB Mart xin gửi tới các mẹ những thông tin cần thiết để có thể chăm bé tốt hơn trong quá trình nuôi con nhé.

1. Các việc cần chuẩn bị trước khi bé bú bình

- Lựa chọn bình sữa phù hợp

Việc lựa chọn bình sữa cho bé là một khâu vô cùng quan trọng bởi nếu mẹ chọn được bình sữa tốt và an toàn cho bé sẽ giảm được các nguy cơ gây hại tới sức khỏe của bé. Vì vậy, khi chọn mua bình sữa mẹ cần tìm hiểu thật kỹ về thông tin cũng như xuất xứ bình tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

Nên chọn bình sữa có dung tích phù hợp với độ tuổi của bé để giúp bé dễ mút hơn và hạn chế tình trạng bị đầy hơi ở trẻ. Thông thường bé dưới 5,6 tháng mẹ nên mua bình dung tích dưới 150ml là vừa.

Núm ty cũng phải lựa đúng theo độ tuổi của bé để bé dễ mút vì nếu chọn size to hơn tuổi của bé thì hay bị sặc còn nhỏ thì lại khó mút, mút rất mệt.

Một lưu ý quan trọng đó là mẹ nên thay cho bé bình sữa 6 tháng 1 lần và núm ty cho bé thì 3 tháng một lần để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho bé.

Các bước cho bé bú bình đúng cách mẹ cần biết
Tầm quan trọng của việc cho bé bình đúng cách

- Đảm bảo bình luôn sạch sẽ

Khi mua bình về mẹ cần cọ rửa sạch sẽ bằng nước rửa bình sữa và tiệt trùng bình sữa sạch sẽ mới cho bé bú, sau khi cho bé sử dụng cũng nên được cọ rửa hằng ngày bằng nước rửa bình để loại bỏ những mảng chất béo hay cặn bám trên bình và núm ty sau đó tiệt trùng sạch sẽ để loại bỏ các loại vi khuẩn có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

2. Thao tác thực hiện khi cho bé bú đúng cách

- Tư thế cho bé bú đúng cách

Tư thế của mẹ khi cho bé bú cần đảm bảo ngồi ở tư thế thoải mái nhất có thể, sau đó mẹ bế bé theo chiều đầu ở vị trí cao nhất và phần dưới thì dốc dần xuống. 

Giữ cho đầu của bé thẳng và ngửa lên nhưng đủ để bé cảm thấy thoải mái nhất, sau đó mẹ đưa từ từ đầu núm ty của bình đặt chạm vào phần môi của bé chờ bé tự há miệng thì đưa dần núm vào miệng trẻ. Lưu ý không nên đút thẳng vào khi bé chưa sẵn sàng vì như vậy bé sẽ có cảm giác bị ép sau sẽ tạo cảm giác sợ bú.

Lưu ý : chỉ cho bé bú khi đặt bé nằm đúng tư thế ở trên, tuyệt đối không cho trẻ nằm nghiêng, ngửa để bú vì sai tư thế bé sẽ rất dễ bị sặc sữa.

- Thời điểm cho bú trong ngày

Khi trẻ chưa có dấu hiệu sẵn sàng bú hay đang quấy khóc thì mẹ không nên ép bé bú bởi bé sẽ khó lòng hợp tác khi cơ thể đang chưa sẵn sàng. Vì vậy, khi bé đang có dấu hiệu không hợp tác thì mẹ hãy tạm dừng và chờ lúc bé vui vẻ và thoải mái nhất thì mẹ hãy tiếp tục.

- Cách giữ bình sữa 

Có rất nhiều mẹ khi cho bé bú luôn giữ bình sữa không đúng cách một là để bình sữa nằm ngang, hai là không để sữa đầy hết núm vú do đó bé mút phải lượng không khí rất lớn vào cơ thể từ đó dẫn tới tình trạng đầy hơi, nôn, trớ nhiều ở trẻ.

Vì vậy, cách cầm bình chuẩn nhất khi cho bé bú đó là mẹ cầm bình hơi nghiêng để làm sao cho sữa trong phần núm ty luôn được đầy, núm ty không được hở phần khoảng trống chứa không khí trừ khi bé mút gần hết sữa.

- Vỗ ợ hơi cho bé

Đối với những bé ở giai đoạn sơ sinh thì việc vỗ ợ hơi này là hết sức cần thiết để giảm nôn trớ bởi ở độ tuổi này dạ dày của bé còn nằm ngang nên rất dễ bị trớ sữa.

Thao tác vỗ ợ hơi như sau : khi bé đã bú xong mẹ bế dựng trẻ áp vào một bên ngực của mẹ còn phần đầu thì áp vào hõm vai mẹ, tay còn lại mẹ hơi khum lòng bàn tay tay một chút rồi vỗ vào nhẹ vào 1/2 lưng lên phía trên liên tục đến khi nghe thấy tiếng bé ợ thì có thể dừng.

3. Một số lưu ý khi cho bé ti bình 

- Chỉ nên cho trẻ bú khi có nhu cầu

Có nhiều mẹ hay lo con bị đói nên hay ép bé uống nhiều tuy nhiên việc làm này hoàn toàn không cần thiết, bởi khi trẻ đói và có nhu cầu bú bé sẽ báo hiệu ngay bằng việc kêu hay khóc đòi ăn. Nếu mẹ ép bé uống nhiều hơn so với khả năng của bé sẽ dẫn tới tình trạng dạ dày phải làm việc quá tải liên tục về lâu dài bé sẽ dễ bị các bệnh về tiêu hóa cũng như trào ngược dạ dày.

- Sữa bé bú thừa không nên sử dụng lại

Sữa sau khi cho bé bú thừa tốt nhất mẹ nên bỏ hoặc mẹ có thể uống cho bé bởi sữa nếu để quá 2 tiếng thì hàm lượng dinh dưỡng giảm đi khá nhiều cộng thêm việc bé đã mút vào núm ty thì để lâu không đảm bảo vệ sinh. Vậy nên khi nào bé có nhu cầu thì mẹ pha sữa bột cho bé mới cho bé để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho bé.

Loan Nguyễn
Tác giả Loan Nguyễn Quản trị viên

Là một người từng hoạt động trong lĩnh vực Mẹ & Bé với hơn 10 năm kinh nghiệm và mình hiểu rằng việc chăm sóc cho trẻ nhỏ là một điều không hề đơn giản đặc biệt là với những mẹ lần đầu tiên có con nhỏ. Và dĩ nhiên mẹ nào cũng muốn dành những điều tuyệt vời nhất cho con từ những bữa ăn cho tới từng giấc ngủ. Chính vì vậy, hầu hết các mẹ không tiếc tiền để có thể mua sắm cho con những thứ tốt nhất.

Bài viết trước Các bước luyện tập với những bé không chịu bú bình

Các bước luyện tập với những bé không chịu bú bình

Bài viết tiếp theo

Gợi ý TOP 10 đồ chơi ngày tết vui nhộn, phù hợp mọi lứa tuổi

Gợi ý TOP 10 đồ chơi ngày tết vui nhộn, phù hợp mọi lứa tuổi
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo

Nhắn Zalo
Gọi ngay
Chat Facebook