Hướng dẫn vệ sinh tủ lạnh đúng cách để tăng tuổi thọ cho tủ lạnh
Tủ lạnh là vật dụng vô cùng quen thuộc và không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình hiện đại. Không những bởi tủ lạnh có chức năng bảo quản thức ăn được lâu dài mà còn giúp ngăn ngừa tình trạng thực phẩm bị các loại vi khuẩn bên ngoài môi trường tấn công gây ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, để đảm bảo cho chất lượng của các loại thực phẩm đựng trong tủ luôn sạch và an toàn thì không thể bỏ qua khâu vệ sinh tủ lạnh bởi nếu không được vệ sinh thường xuyên và đúng cách thì tủ lạnh lại biến thành nơi chứa các loại vi khuẩn gây hại. Vì vậy, hãy cùng MB Mart tham khảo kỹ hơn về cách vệ sinh tủ lạnh đúng cách để thực phẩm đựng trong tủ luôn được tươi ngon và sạch sẽ nhé !
1. Lịch vệ sinh tủ lạnh
- Để đảm bảo cho tủ lạnh luôn sạch sẽ thì mỗi tuần nên vệ sinh tủ lạnh 1 lần, và có thể đặt lịch định kỳ vào ngày nghỉ cuối tuần thì sẽ có nhiều thời gian hơn bởi việc vệ sinh tủ sẽ cần phải cẩn thận và tỉ mỉ.
- Trong trường hợp quá bận thì tối thiểu 1 tháng mỗi gia đình cũng nên duy trì việc vệ sinh tủ lạnh từ 1-2 lần để đảm bảo cho sức khỏe của gia đình.
- Mọi loại tủ lạnh từ tủ lạnh gia đình tới tủ lạnh mini đều phải được vệ sinh thường xuyên.
2. Chuẩn bị vệ sinh tủ lạnh
- Chổi quét nhà
- Khăn lau sạch
- Mút vệ sinh
- Nước rửa bát
- Giấm ăn
- Bàn chải đánh răng cũ
- Muối nở Banking soda
2. Bắt đầu vệ sinh tủ
Trước khi tiến hành vệ sinh tủ cần phải rút phích điện cắm tủ lạnh để đảm bảo an toàn khi vệ sinh.
Đối với các loại thực phẩm còn trong tủ ra ngoài thì đưa hết ra ngoài, tốt nhất trước ngày vệ sinh tủ nên sử dụng hết các loại thực phẩm tươi sống còn bên trong tủ. Nếu vẫn còn thực phẩm thì khi đưa ra ngoài nên để vào những nơi thoáng mát và bảo quản trong các loại túi giữ nhiệt, khay, hộp sạch.
Vệ sinh phía bên ngoài tủ lạnh
- Lấy chổi quét hết các lớp mạng nhện, bụi bẩn bám ở xung quanh và phía sau lưng của tủ lạnh.
- Dùng khăn khô thấm nước sạch rồi lau lại xung quanh tủ để lấy sạch các lớp bụi bẩn còn bám trên tủ, nếu có những vết bẩn bám chắc khó lau thì có thể sử dụng một chút nước rửa bát để lau rồi lau lại bằng nước sạch.
- Tiếp tục lấy khăn khô sạch lau lại toàn bộ bên ngoài tủ là xong.
Vệ sinh bên trong tủ lạnh
- Tháo toàn bộ các khay đựng trong tủ lạnh ra ngoài rồi đem đi rửa sạch với nước rửa bát, lưu ý làm sạch những khe nhỏ của các khay vì bụi bẩn rất hay bám vào những khe đó. Sau đó để ráo và lau khô.
- Tiếp tục lau chùi các khoang bên trong tủ lạnh bằng cách sử dụng miếng mút thấm vào dung dịch giấm + một vài giọt nước rửa bát + nước ấm hoặc với những ai lo sợ có mùi nước rửa bát trong tủ thì có thể sử dụng banking soda pha với nước ấm để vệ sinh cũng vẫn làm sạch được tủ.
Lưu ý nhất là các khe cánh tủ, khe cắm các khay đựng là nơi rất khó vệ sinh nhưng lại thường hay bị các loại bụi bẩn, vi khuẩn bám vào, do đó phải vệ sinh thật cẩn thận những chỗ này.
Sau đó dùng khăn thấm nước sạch lau lại tủ một lần nữa và lau khô lại bằng khăn sạch.
Sắp xếp lại thực phẩm vào tủ
Sau khi đã vệ sinh xong cần nhanh chóng đưa các khay của tủ đã vệ sinh sạch sẽ gắn lại vào vị trí của tủ rồi cắm tủ lạnh lại. Sau đó, nhanh chóng cho các loại thực phẩm đang để bên ngoài vào trong tủ để đảm bảo không ảnh hưởng tới chất lượng của thực phẩm.
3. Hướng dẫn cách bảo quản thực phẩm đúng cách
- Thực phẩm để trong tủ lạnh cần chia rõ ràng theo từng khu vực, tốt nhất là chia các loại thực phẩm tương tự để cùng 1 ngăn để việc bảo quản cũng như lấy đồ ăn trở nên dễ dàng hơn.
Ví dụ : Ngăn trên cùng để các loại trái cây, sữa chua, váng sữa cho bé, đồ đóng hộp,... ngăn thứ 2 để các loại đồ khô sử dụng lâu, ngăn dưới nhất để các loại rau để tránh bị dập nát.
- Mỗi loại thực phẩm cần được bọc kín trong túi hoặc các cho vào các loại hộp riêng biệt và đậy kín nắp không để lẫn các thực phẩm với nhau và giữ được tươi lâu hơn.
- Khi để thực phẩm vào tủ thì nên để ý tới thời hạn sử dụng, với những thực phẩm quá lâu không dùng tới hoặc bị hỏng thì phải vứt ngay đi để không làm lây nhiễm vi khuẩn sang những loại thực phẩm khác sẽ rất dễ gây nên tình trạng ngộ độc khi ăn phải. Và đây là nguyên tắc bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo cho môi trương trong tủ lạnh luôn sạch sẽ.
- Các loại thực phẩm để ngăn đá cần ghi rõ ngày tháng và khi ăn thì nên ưu tiên các thực phẩm cũ trước để tránh bị lãng quên lâu trong tủ.
- Với những mẹ có nhu cầu sử dụng ngăn đa để trữ sữa mẹ thì nên dành riêng ngăn đá để trữ sữa không, không nên để chung các thực phẩm sống rất dễ nhiễm vi khuẩn vào sữa. Và muốn để được nhiều nhất sữa trong tủ thì tốt nhất nên cho sữa vào các túi trữ sữa mẹ mà thị trường đang bán để tiết kiếm tối đa diện tích trong tủ, đồng thời có thể ghi ngày tháng theo dõi thời gian trữ sữa.