Lý giải tình trạng trẻ sơ sinh hay bị trớ sữa và cách khắc phục
Nôn trớ là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ nhất là khi bé ở giai đoạn sơ sinh và tùy vào cơ địa của từng bé mà tình trạng nôn trớ này lại nhiều ít khác nhau. Và tâm lý lo lắng của hầu hết các bậc cha mẹ cho sức khỏe của bé mỗi khi thấy con mình bị nôn trớ là không tránh khỏi, thậm chí nhiều trường hợp còn cho bé đi viện để kiểm tra xem bé có vấn đề gì không.
Tuy nhiên, nôn trớ ở trẻ nhỏ không phải vấn đề quá nghiêm trọng như các phụ huynh vẫn thường nghĩ và để hiểu rõ hơn về vấn đề này MB Mart mời bố mẹ tham khảo kỹ hơn những thông tin dưới đây để trang bị thêm kiến thức cho mình trong việc chăm sóc bé sơ sinh nhé !
1. Biểu hiện khi bé bị nôn trớ
- Nôn trớ là tình trạng thức ăn trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản và trào ra miệng và thậm chí lên cả mũi khi áp lực đẩy ra quá lớn sau khi trẻ ăn xong.
- Theo những thống kê gần nhất thì trung bình trẻ ở độ tuổi dưới 6 tháng bị nôn trớ ít nhất 1 lần/ngày.
2. Nguyên nhân của tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh
- Nôn trớ sinh lý
Đối với trẻ sơ sinh giai đoạn dưới 6 tháng tuổi lúc này dạ dày của bé được bố trí nằm ngang chứ không xuôi dọc như dạ dày của người lớn cộng với cơ thắt tâm vị còn yếu hoặc khi trẻ bú bình sữa có hệ thống van thông khí không tốt dẫn tới việc mút quá nhiều không khí vào dạ dày sẽ dẫn tới hiện tượng sữa bị đẩy ngược lên miệng, mũi trong hoặc sau khi bé ăn. Một số trường hợp khi trẻ khóc hay ho một chút cũng có thể dẫn tới hiện tượng sữa bị trớ ra ngoài.
Khi trẻ bị tình trạng nôn trớ sinh lý và không có một biểu hiện gì bất thường về sức khỏe và vẫn phát triển các chỉ số cân nặng chiều cao bình thường thì bố mẹ không phải lo lắng bởi đây là hiện tượng bình thường của trẻ sơ sinh. Tình trạng nôn trớ này sẽ tự nhiên biến mất mà không cần sử dụng bất kỳ phương pháp xử lý nào sau từ 6- 24 tiếng.
- Nôn trớ bệnh lý
Nếu trẻ bị nôn trớ liên tục và kéo dài kèm theo các biểu hiện khó chịu, đau bụng, khóc nhiều, chướng bụng, co giật thậm chí lẫn cả máu khi nôn ra thì đây không còn là hiện tượng nôn trớ bình thường nữa bởi có thể trẻ đang bị nhiễm khuẩn đường ruột, nhiễm virus hệ tiêu hóa hay đường hô hấp của trẻ.
4. Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh hay bị trớ sữa
Nôn trớ sinh lý
- Điều chỉnh lượng sữa bé bú cho mỗi cữ giảm đi một chút để dạ dày bé chứa vừa đủ thì sẽ hạn chế được tình trạng nôn trớ.
- Sau mỗi bữa ăn của bé mẹ không nên cho bé nằm luôn mà hãy tiến hành vỗ ợ hơi cho bé để giảm tình trạng nôn trớ cho trẻ bằng một trong 3 cách sau :
Cách 1: Mẹ lấy một chiếc khăn xô sạch phủ lên phần vai của mẹ, sau đó bế bé kiểu bế vác dựng bé lên sao cho đầu bé dựa vào một bên vai của mẹ. Một tay mẹ giữ bé còn tay còn lại mẹ chụm 5 ngón tay lại rồi vỗ nhẹ nhàng nửa lưng phía trên của bé từ dưới lên hoặc xoa lưng trẻ theo vòng tròn đến khi nghe tiếng ợ của bé thì dừng.
Cách 2: Để một chiếc khăn khô sạch lên đùi của mẹ rồi cho bé ngồi vào lòng mẹ theo tư thế mặt quay vào trong và lưng quay ra ngoài, thân của bé áp vào phần ngực của mẹ. Một tay mẹ giữ lấy đầu và ngực của bé, tay còn lại cũng làm thao tác như cách một xoa lưng hoặc vỗ từ dưới lên nhẹ hàng. Khi vỗ mẹ nên để bé ngồi hơi chếch nghiêng về phía trước để bé dễ ợ hơi hơn.
Cách 3: Đặt bé nằm sấp xuống theo cánh tay của mẹ, nhớ giữ cho đầu của bé cao hơn phần ngực rồi sử dụng lòng bàn tay mẹ xoa theo hình tròn lên phần lưng của bé. Hoặc mẹ có thể ngồi và cho bé nằm sấp lên trên sao cho bụng bé ở một chân và đầu bé nằm trên một chân rồi tiến hành vỗ hoặc xoa lưng như các bước cách trên để giúp trẻ ợ hơi.
Cách 4: Đối với trẻ nhỏ đã cứng cổ mẹ có thể vỗ ợ hơi cho bé bằng cách đưng bế bé trước ngực và quay theo hướng mặt quay ra ngoài. Một tay mẹ đỡ dưới phần mông của bé và sử dụng tay còn lại ôm vòng qua bụng của bé để tạo ra một áp lực nhẹ. Mẹ đi lại nhẹ nhàng quanh nhà kết hợp với việc tạo áp lực từ tay tới bụng của bé nhẹ nhàng để hơi có trong dạ dày có thể thoát ra.
Thời gian cho một lần vỗ ợ hơi cho bé thông thường từ 10- 15 phút, nếu hết thời gian này trẻ vẫn chưa ợ hơi được mẹ có thể đổi kiểu vỗ ợ hơi cho trẻ. Khi bé ợ hơi một số trường hợp có kèm theo một chút sữa trớ ra ngoài là do sữa ra theo khí trong dạ này nên là hiện tượng hết sức bình thường, mẹ chỉ cần lau sạch miệng cho bé là được
Khi bé ợ hơi được thì sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và vui vẻ để tiếp tục chơi hoặc tiếp tục ăn.
Nôn trớ bệnh lý
Đối với trẻ nôn trớ kèm theo các biểu hiện bất thường như sốt, không chịu bú thêm sữa mẹ hoặc sữa bột, nôn trớ nhiều và liên tục trong 30 phút sau ăn với áp lực mạnh, xuất hiện các nốt mẩn đỏ, phát ban, trẻ cáu gắt khó chịu, khó thở, thóp phình to, có máu hoặc mật ra kèm khi nôn thì ba mẹ hãy phải lập tức đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé, từ đó có hướng điều trị cho bé kịp thời ba mẹ nhé.
3. Một số sản phẩm hỗ trợ giảm nôn trớ hiệu quả cho bé
- Gối chống trào ngược Babymoov Cosymat BM14302
Là sản phẩm hỗ trợ chống trào ngược nổi tiếng của thương hiệu Babymoov đến từ Pháp, gối được thiết kế dựa trên những nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra giải pháp hiệu quả cho hiện tượng nôn trớ thường gặp ở trẻ nhỏ giai đoạn 0-6 tháng tuổi.
Với độ nghiêng 15 độ gối BabyMoov mang lại là tư thế nằm lý tưởng cho bé để giảm được tối đa việc nôn trớ, ợ hơi hay tình trạng đầy bụng thường gặp ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, gối còn có công dụng giúp cho việc lưu thông máu giữa các cơ quan trở nên tốt hơn từ đó trẻ phát triển đều và ngủ ngon hơn.
Sử dụng chất liệu mút xốp mềm nhưng không bị võng sâu cùng với chất liệu vỏ gối mềm mại, gối cho trẻ sơ sinh BabyMoov sẽ nhanh chóng giúp bé chìm vào giấc ngủ một cách dễ dàng.
- Gối chống trào ngược MonMon
Gối được thiết kế hình vuông với phần lõm ở gần giữa để trẻ có thể nằm lọt vào hoàn toàn bên trong mà không bị ngã. Với độ nghiêng vừa đủ với độ nghiêng vừa đủ để hỗ trợ cho dạ dày của bé không bị trào ngược lên do đó việc sử dụng gối trào ngược MonMon sẽ rất hiệu quả trong việc làm giảm tình trạng nôn trớ, đầy hơi ở trẻ nhỏ.
Với chất liệu cotton mềm cao cấp cùng lớp đệm bông dày dặn mềm mại bé sẽ có cảm giác như đang được nằm trong chính vòng tay của mẹ mỗi khi sử dụng.
Ngoài ra, vỏ gối có khóa kéo nên có thể tháo được rất dễ dàng rất tiện cho mẹ trong việc vệ sinh gối thường xuyên cho bé.
Để đạt hiệu quả tối đa trong việc giảm tình trạng nôn trớ cho bé, ngoài việc sử dụng gối chống trào ngược để bé có tư thế đúng nhất sau khi ăn thì mẹ cần phải kết hợp với việc vỗ ợ hơi thường xuyên để đạt được hiệu quả tối đa các mẹ nhé !